Cuốn sách do Chu Đình Cương chuyển ngữ, Nhà xuất bản Tri Thức phát hành. Trước nỗi đau của người khác được giới hàn lâm, các nhà nghiên cứu, và cộng đồng yêu nhiếp ảnh trên thế giới nhắc đến cùng với một cuốn sách khác cũng rất nổi tiếng của Susan Sontag, Bàn về nhiếp ảnh. Dù hai cuốn sách được bà xuất bản cách nhau hơn hai thập niên, chúng luôn được giới chuyên môn và cả những người yêu nhiếp ảnh coi như một nền tảng quan trọng trong lý luận về nhiếp ảnh.

Dịch giả cho biết: “Đến giờ, cả hai cuốn sách tiếp tục được trích dẫn và đưa ra tranh luận rất nhiều. Sở dĩ vậy, theo tôi một trong những lí do quan trọng là Susan đã vượt ra rất xa khỏi nhiếp ảnh để chạm đến những vấn đề nội tâm rất sâu của con người”.

Trong tác phẩm, Susan Sontag diễn tả những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở của bà về nhiếp ảnh, chiến tranh, tác động tích cực và tiêu cực của nhiếp ảnh trong việc truyền tải các thông điệp về bạo lực, cách con người nhìn nhận nỗi đau của người khác. Với cách viết súc tích, mạch lạc và lập luận thuyết phục, Susan đã chinh phục giới chuyên môn và những người yêu nhiếp ảnh.

Bìa sách Trước nỗi đau của người khác.

Bìa sách “Trước nỗi đau của người khác” bản tiếng Việt, do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành năm 2022. Ảnh: NXB Tri Thức

Bên cạnh chủ đề nhiếp ảnh, cuốn sách xoáy vào nội tâm con người, khiến độc giả dấy lên nhiều câu hỏi. Mỗi người nghĩ gì về chiến tranh, về đạo đức nghề nghiệp của ngành nhiếp ảnh, về vẻ đẹp trong đau khổ và mất mát. Theo nhà phê bình Bina, những bức ảnh chiến tranh không chỉ đáng chú ý vì sự tàn khốc, chúng còn mang tính thẩm mỹ. Hình ảnh có vai trò kép khi là nguồn thông tin và cũng là tác phẩm nghệ thuật. Con người có thể bị đẩy lùi bởi sự tàn bạo của chiến tranh và thu hút vẻ đẹp của bức ảnh.

Xem Thêm:   Ái nữ Vua sòng bạc: 'Tôi có phúc được làm vợ Đậu Kiêu'

“Chúng ta không thể tưởng tượng nổi chiến tranh đáng sợ thế nào, kinh hãi thế nào và nó đã trở nên bình thường thế nào. Không hiểu nổi, không tưởng tượng nổi. Đó là những gì mà mỗi người lính, mỗi nhà báo, mỗi nhân viên cứu trợ, và mỗi người quan sát độc lập, những người đã trải qua thời gian dưới làn đạn và may mắn thoát khỏi cái chết giáng xuống người bên cạnh, cảm thấy một cách dai dẳng. Và họ đúng”, trích sách.

Susan Sontag nhiều lần dẫn Chiến tranh Việt Nam làm dẫn chứng như một mốc quan trọng của nhiếp ảnh và phóng sự truyền hình. Lần đầu tiên, với sự song hành của phóng sự truyền hình, nhiếp ảnh chiến tranh không thể được dàn dựng chủ động. Như trong tác phẩm của nhiếp ảnh gia Nick Út, Chiến tranh Việt Nam được mô tả trần trụi như chính chủ đề: Chiến tranh và nỗi đau thực, không dàn dựng.

The Oprah Magazine nhận định: “Trong 30 năm, Susan Sontag đã khiến cả một thế hệ suy nghĩ về những điều chúng ta sợ hãi nhất: Chiến tranh, bệnh tật, chết chóc. Các cuốn sách của bà sáng tỏ mà không đơn giản hóa, phức tạp mà không gây khó chịu. Trên hết, bà nhấn mạnh rằng bỏ qua những gì đang đe dọa chúng ta là điều vô trách nhiệm và nguy hiểm”.

The Montréal Review cho biết: “Bất chấp những rủi ro và nguy hiểm, nhiệm vụ của chúng ta là không nhắm mắt trước nỗi đau của người khác. Tôi nghĩ đây là kết luận của Susan và cũng là kết luận của riêng tôi”.

Xem Thêm:   Phim của Kim Ji Won: 8 phim ấn tượng nhất của 'bông hoa nở muộn' xứ Hàn
Tác giả Susan Sontag

Tác giả Susan Sontag trong ảnh chụp tại nhà riêng vào năm 1979. Ảnh: NXB cung cấp

Susan Sontag (1933-2004) là một nhà văn, nhà làm phim, triết gia, giáo viên và nhà hoạt động chính trị người Mỹ. Bà được gọi là một trong những nhà phê bình có ảnh hưởng nhất trong thế hệ của bà. Susan tích cực đi đến và viết về các khu vực xung đột, bao gồm Chiến tranh Việt Nam, nhiếp ảnh, văn hóa, truyền thông, AIDS và bệnh tật, nhân quyền. Các bài tiểu luận của bà đã thu hút nhiều sự quan tâm.

Susan là tác giả của bốn cuốn tiểu thuyết, trong đó In America giành được Giải thưởng Sách quốc gia năm 2000 cho thể loại này. Một số vở kịch và chín tiểu luận, trong đó Bàn về nhiếp ảnh giành được Giải thưởng của Hội Nhà phê bình Sách Quốc gia. Năm 2001, Susan nhận giải Jerusalem.

Thanh Giang

Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/truoc-noi-dau-cua-nguoi-khac-bi-kich-thoi-chien-qua-lang-kinh-nhiep-anh-4595794.html

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *