Những tuyệt chiêu để con nghe lời hơn dưới đây sẽ giúp cho các bậc phụ huynh dạy dỗ con mình tốt hơn, ai cũng muốn con mình thật ngoan ngoan nghe lời trở thành đứa con ngoan của bố mẹ, với những tuyệt chiêu hôm nay của chung tôi sẽ giúp cho con bạn nghe lời và chịu hợp tác với cha mẹ hơn.
1. Phương thức giao tiếp
Đầu tiên bố mẹ phải dừng ngay việc quát mắng trẻ từ xa như một căn phòng khác chẳng hạn, nếu như không đến gần để nói chuyện với trẻ thì đứa trẻ sẽ chỉ nghĩ rằng vấn đề không hề nghiêm trọng đến mức phải nhấc mông lên và chạy đến chỗ bạn. Vì vậy hãy ngồi bên cạnh con và nói chuyện với trẻ, như vậy thì trẻ mới chịu nghe những gì mà bạn nói và thực sự để tâm vào việc đó.
2. Diễn đạt bằng những câu đơn giản, càng ngắn càng tốt
Theo như tác giả của cuốn sách nổi tiếng về nuôi dạy trẻ Adele Faber và Elaine Mazlish cho chúng ta biết rằng sau khi bữa ăn tối đã kết thúc, thì bạn chỉ cần nói từ chén là con đã tự hiểu được và chúng hành động mang chén đĩa vào bồn rửa. Sau một tháng sau thì con sẽ tự động làm việc đó chứ không cần phải nói dài dòng.
Vì vậy chúng ta có thể hiểu được rằng khi người lớn càng nói nhiều thì con chịu nghe lời ít đi. Thay vào đó thì bạn hãy chọn những từ quan trọng nhưng lại đơn giản để nói với con bạn.
3. Giữ yên lặng
Khi bạn la hét đối với trẻ thì đây chính là phản ứng tâm lý bình thường ở mọi đứa trẻ khi chúng gặp những vấn đề làm cho chúng khó chịu và bực bội. Tuy nhiên nếu như lúc này nếu bạn cũng hét lên với trẻ thì mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn mà thôi, cũng chắc chắn rằng trẻ sẽ hét lên với bạn đấy nhé.
Cách khắc phục tốt nahats là bạn hãy giữ yên lặng, trong trường hợp bạn ở gần trẻ thì hãy ôm trẻ vào lòng và vỗ về trẻ để trẻ có thể khóc thỏa thích và nhanh chóng lấy lại được bình tình và ngừng la hét ngay thôi nhé.
4. Cho trẻ sự lựa chọn
Cũng có nhiều công việc bắt buộc bạn phải làm nhưng điều đó cũng không có nghĩa là bạn tước đi quyền lựa chọn cho con mình, Ví dụ như khi trẻ cần phải thay đồ để đi ra ngoài thì việc thay quần áo bắt buộc trẻ phải làm nhưng việc lựa chọn quần áo để mặc chính là quyền của con. Nếu như bạn hỏi ý kiến của con là bạn đã cung cấp cho trẻ suy nghĩ đó là quyền quyết định và chúng sẽ rất hợp tác với bố mẹ.
5. Cung cấp những chỉ dẫn
Sau khi thấy con bạn không cho chiếc xe đồ chơi riêng thì bạn đừng vội la mắng con mà hãy ngồi xuống nói chuyện, dạy con, khuyến khích con khám phá xem chuyện gì đã xảy ra trong khi cho xe chạy đúng với làn đường của xe. Đây cũng là cách để bạn cung cấp được các thông tin hữu ích nhất cho trẻ vừa có thể làm cho trẻ tin tưởng bạn hơn, việc trẻ nghe lời bạn lúc này là chuyện quá bình thường.
6. Đưa ra yêu cầu rõ ràng
Ngoài ra thì bạn cần phải nói rõ yêu cầu của mình một cách ngắn gọn và súc tích nhất, dễ hiểu để nhanh chóng đạt được những gì mà mình mong muốn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng mệnh đề hậu quả để có tác dụng tốt hơn. Ví dụ như khi bạn đưa con mình đến nhà người khác chơi, khi con đánh bạn hay là giành đồ chơi của bé khác thì hãy nói con trả lại đồ chơi nếu không muốn về nhà ngay lập tức, là con sẽ hiểu được vấn đề và nghe lời bạn hơn.