Mỗi dịp lễ, Tết chùa Ngọc Hoàng lại tấp nập người qua lại vì nơi đây nổi tiếng là ngôi chùa đẹp, linh thiêng nhất nhì Sài Gòn. Trong bài viết này, OneTV sẽ giúp bạn biết thêm nhiều thông tin thú vị xung quang ngôi chùa Ngọc Hoàng này nhé!

1. Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?

Địa chỉ: số 73, đường Mai Thị Lựu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là Điện Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự). Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với khách du lịch cả trong nước lẫn quốc tế vì kiến trúc độc đáo, đi cầu nguyện thì vô cùng linh thiêng. Nếu bạn là một người yêu thích nét văn hóa của Trung Hoa thì chắc chắn phải đến chùa Ngọc Hoàng vì nơi đây mọi góc ngách đều mang đậm kiến trúc của người Trung Hoa đấy nhé!

Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là Điện Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự)
Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là Điện Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự)

2. Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Ngọc Hoàng

Dù không nằm ở trung tâm thành phố những đường di chuyển đến chùa Ngọc Hoàng rất dễ dàng với nhiều loại phương tiện khác nhau như: xe máy, taxi, xe buýt,… Có một điều bạn nên chú ý đó chính là phải để ý thời gian mở cửa của chùa để tránh mất thời gian và công sức đến. Được biết, chùa Ngọc Hoàng mở tất cả các ngày trong tuần . Bạn có thể đến đây cầu phúc từ 7h đến 18h, riêng mùng 1 và rằm là từ 5h đến 19h.

chua-ngoc-hoang-09_1630235939

3. Thời gian nào là thích hợp để đến chùa Ngọc Hoàng?

Khí hậu tại Sài Gòn được chia thành hai mùa rõ rệt. Mù khô (tháng 12 – tháng 4 năm sau), mùa mưa (tháng 5 – tháng 11). Chính vì lý do trên mà bạn có thể đến chùa Ngọc Hoàng bất cứ khi nào có thời gian nhé! Tuy nhiên, nếu muốn trải nghiệm hết vẻ đẹp cũng như không khí lễ hội của chùa thì bạn nên đi vào dịp đầu năm mới.

Bạn có thể đến chùa Ngọc Hoàng bất kỳ khi nào
Bạn có thể đến chùa Ngọc Hoàng bất kỳ khi nào

4. Những trải nghiệm thú vị bạn không nên bỏ qua khi đến chùa Ngọc Hoàng

4.1. Vãn cảnh, thư giãn cùng thiên nhiên xung quanh chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng là ngôi cổ tự hơn trăm năm tuổi. Giữa một Sài Gòn nhộn nhịp, tráng lệ khiến con người đôi khi bị ngột ngạt thì chùa Ngọc Hoàng lại giúp chúng ta có được cảm giác thư giãn, yên bình. Xung quanh chùa trồng rất nhiều cây xanh, các loài hoa quanh năm khoe sắc, ở giữa khuôn viên có bể cá rộng lớn,… nên rất thích hợp để chúng ta đến đây đi vãn cảnh, ngắm nhìn thiên nhiên và thư giãn cơ thể sau những ngày học tập, làm việc mệt mỏi.

Xem Thêm:   7 địa điểm hẹn hò lãng mạn ở Hà Nội cho cặp đôi giữ lửa hạnh phúc
Chùa Ngọc Hoàng là ngôi cổ tự hơn trăm năm tuổi
Chùa Ngọc Hoàng là ngôi cổ tự hơn trăm năm tuổi
chanteltrinhh_

Vào cuối tháng 5 năm 2016, ngôi chùa này còn được vinh dự khi đón chào cựu Tổng thống Mỹ Brack Obama ghé thăm. Sự xuất hiện của cựu tổng thống càng khiến chùa Ngọc Hoàng ngày càng vang danh khắp nơi.

Cựu Tổng thống Mỹ Brack Obama ghé thăm chùa Ngọc Hoàng
Cựu Tổng thống Mỹ Brack Obama ghé thăm chùa Ngọc Hoàng. Ảnh: Zing

4.2. Khám phá công trình kiến trúc mang đậm phong cách Trung Hoa

Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX bởi một người Hoa có tên là Lưu Minh chính vì thế mà mọi thiết kế trong chùa đều khiến người ta nhớ đến những nét văn hóa mang đậm dấu ấn của người Trung Hoa. Tổng thể ngôi chùa được xây từ gạch men đỏ kết hợp cùng các vật liệu quý hiếm như gốm sứ, giấy bồi, gỗ nên khi chúng ta nhìn vào sẽ thấy ngay nét cổ kính, sang trọng.

Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX
Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX
Kiến trúc chùa mang nét Trung Hoa
Kiến trúc chùa mang nét Trung Hoa

Hiện nay, chùa Ngọc Hoàng được chia thành 3 tòa chính: Tiền điện, Trung điện, Chánh điện. Khi bước vào trong chùa bạn sẽ nhìn thấy không gian chánh điện được dùng để thờ Ngọc Hoàng, hai bên sẽ được thờ các vị thiên tướng và chư tiên. Mọi nơi ở trong chùa đều có điểm nhấn vì xung quanh có rất nhiều tranh thờ, tượng thờ, hương án,…được làm bằng các chất liệu khác nhau như gỗ, gốm, giấy bồi.

chùa Ngọc Hoàng được chia thành 3 tòa chính
Chùa Ngọc Hoàng được chia thành 3 tòa chính

Khuôn viên chùa Ngọc Hoàng rộng 2.300m2 nên có sức chứa rất lớn. Phía trước chùa là được dùng để đặt tượng Hộ pháp. Giữa sân là một bể cá rất lớn do mọi người đến đây mang theo và thả vào đó. Đi bộ hết ngôi chùa này bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng hơn 300 bức tượng thờ được làm từ giấy bồi vô cùng tinh xảo với đủ kích cỡ và màu sắc.

Xem Thêm:   Ý kiến trái chiều về thu phí vào phố cổ Hội An
Khuôn viên chùa Ngọc Hoàng rộng 2.300m2
Khuôn viên chùa Ngọc Hoàng rộng 2.300m2

4.3. Cầu nguyện ở chùa Ngọc Hoàng

Từ trước đến nay mỗi khi nhắc đến chùa Hoàng người ta luôn phải công nhận một điều đó chính là nơi đây rất linh thiêng, cầu được ước thấy. Trong đó, nổi tiếng nhất đó chính là cầu con, cầu tình duyên, cầu sức khỏe, tiền tài, bình an.

Chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng linh thiêng
Chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng linh thiêng

Chùa cầu con: Nói về những ngôi chùa cầu con linh thiêng tại Việt Nam thì chắc chắn không thể bỏ qua chùa Ngọc Hoàng. Theo đó, nơi đây có đền thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ là nơi được rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến để cầu con.

Cầu con
Cầu con

Chùa cầu tình duyên: Nếu bạn nào đang gặp vấn đề liên quan đến chuyện tình cảm thì hãy đến đây nhé! Hãy di chuyển đến Tượng Ông Tơ Bà Nguyệt, sau đó thành tâm thắp hương, cầu nguyện, khấn tên mình sau đó khấn tên người muốn lấy làm vợ, chồng là được.

Cầu tình duyên
Cầu tình duyên

Chùa cầu sức khỏe, tiền tài, bình an: Mỗi dịp lễ, Tết mọi người về chùa để xin lộc, cầu bình an, sức khỏe cho người thân rất nhiều. Hình thức cầu khấn đơn giản, không cần quá nhiều lễ.

Chùa cầu sức khỏe, tiền tài, bình an
Chùa cầu sức khỏe, tiền tài, bình an

5. Những món ăn ngon phải thử khi đến chùa Ngọc Hoàng

Theo kinh nghiệm của những người từng đi chùa Ngọc Hoàng chia sẻ thì xung quanh nơi đây có rất nhiều quán ăn nổi tiếng bán các món ăn ngon nhất tại Sài Gòn như: cơm tấm, hủ tiếu, bánh mì, gỏi khô bò, sủi cảo,… Giá thành của những món trên rất rẻ nên bạn có thể thoải mái thưởng thức nhé!

Xem Thêm:   Vì sao Hội An quyết thu phí tất cả du khách vào phố cổ?
Hủ tiếu Sài Gòn
Hủ tiếu Sài Gòn

6.  Gợi ý một số địa điểm du lịch nổi tiếng gần Chùa Ngọc Hoàng

Nếu bạn đã đến chùa Ngọc Hoàng rồi thì hãy tham khảo một số địa điểm du lịch nổi tiếng xung quanh đó nhé! OneTV sẽ gợi ý cho bạn một số nơi có view check-in đẹp, nhiều đồ ăn ngon.

Nhà thờ Đức Bà: Nơi đây nổi tiếng vì có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc Roman hoa lệ và phong cách Gothic hoành tráng. Khi tham quan nhà thờ, du khách hãy nhớ ghé qua tháp chuông nữa vì công trình này được ví như linh hồn của nhà thờ.

Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà

Dinh Độc Lập: Khu du lịch nổi tiếng này nằm ở số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây sở hữu lối kiến trúc giao thoa giữa phương Đông và phương Tây.

Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập

Chợ Bến Thành: Với lối kiến trúc Châu Âu vô cùng nổi bật cùng nhiều gian hàng hấp dẫn nơi đây từ lâu đã trở thành địa điểm được tất cả mọi người ghé qua khi đến du lịch Sài Gòn. Được biết, thời gian hoạt động của chợ là từ 7:00 – 19:00 và khu vực chợ đêm trên đường Phan Bội Châu mở từ 19:00 – 22:00. 

Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành

7. Những lưu ý khi đến chùa Ngọc Hoàng

Trước khi đến chùa bạn hãy chọn cho mình những trang phục lịch sử, không nên mặc váy hai dây, váy quá ngắn, quần đùi,… đến chùa.

Mỗi ngày có hàng trăm người đến chùa Ngọc Hoàng vãn cảnh, cầu nguyện nên bạn hãy tự bảo quản tài sản cá nhân của mình vì mất thì sẽ khó mà tìm lại được.

Vì đây là không gian chùa, có đông người tập trung nên mỗi người hãy ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

chua-ngoc-hoang6

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến chùa Ngọc Hoàng. OneTV mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc thật nhiều.

>> Xem thêm: Ghim lại top 8 ngôi chùa đẹp nhất ở Sài Gòn thích hợp đi vãn cảnh, dâng lễ đầu năm

Nguồn : https://saodaily.com/353-kinh-nghiem-di-chua-ngoc-hoang-d16249.html

About The Author