Chùa Trấn Quốc tọa lạc tại phía Đông bên Hồ Tây, Hà Nội. Nơi đây được du khách trong nước và quốc tế tìm đến rất nhiều. Trong bài viết này, OneTV sẽ chi sẻ kinh nghiệm tham quan, dâng hương, đi lễ tại chùa Trần Quốc cho mọi người nhé!

Dựa vào trải nghiệm cá nhân và review của các du khách khác trên các website, fanpage… OneTV tổng hợp giúp bạn kinh nghiệm đi chùa Trấn Quốc chi tiết nhất 2023 dựa trên các tiêu chí về giá cả, lịch trình, hướng dẫn để chuyến đi của bạn hoàn hảo nhất: 

1. Chùa Trấn Quốc ở đâu?

Địa chỉ: số 46 Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội

Giờ mở cửa:

Ngày thường: 8:00 – 16:00 hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm

Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6:00 – 18:00 

Giá vé: 5.000vnđ/ người / lần

Hình ảnh bao quát chùa Trần Quốc
Hình ảnh bao quát chùa Trần Quốc

Chùa Trấn Quốc từ xưa đến nay nổi tiếng là một trong những ngôi chùa ở Hà Nội thanh tịnh, linh thiêng nhất nhì thủ đô Hà Nội. Trải qua hơn 1.500 tuổi, chùa vẫn giữ được những nét cổ kính ngày xưa. Được biết, chùa Trấn Quốc hiện nay cũng được rất nhiều bạn bè quốc tế biết đến vì địa danh này đã lọt top 20 ngôi chùa đẹp nhất thế giới trên trang “National Geographic”.

Chùa Trấn Quốc về tối
Chùa Trấn Quốc về tối

2. Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Trấn Quốc

Những bạn nào ở tỉnh khác đến Hà Nội để tham quan chùa Trấn Quốc thì có thể di chuyển bằng xe khách, ô tô, máy bay hoặc xe máy. Chùa Trấn Quốc nằm trên đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội nên rất thuận tiện cho các bạn tìm đến đây.

Khi các bạn đến được Hà Nội rồi thì hãy di chuyển đến chùa Trần Quốc bằng xe máy, xe buýt. Một số tuyến xe buýt chạy qua chùa đó là: 23, 33, 50, 01, 71, 40, 32,…

tham-quan-chua-tran-quoc-co-tu-ngan-nam-tuoi-ben-ho-tay-02-1639357625

3. Thời điểm thích hợp đến tham quan chùa Trấn Quốc 

Chùa Trấn Quốc ban đầu có tên là chùa Khai Quốc, được xây dựng vào năm 541 thuộc thời Tiền Lý. Đó là lý do vì sao chùa được chọn là một trong những nơi chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, truyền thống của dân tộc ta. Mỗi năm vào dịp mùng 1 hoặc 15, chùa Trấn Quốc lại tiếp đón hàng nghìn người mỗi ngày đến tham quan, vãn cảnh, dâng hương, cầu bình an. Ngoài ra, dịp Tết cũng là thời điểm chùa Trấn Quốc có nhiều khách du lịch đến vì lúc này có rất nhiều lễ hội diễn ra.

Xem Thêm:   Kinh nghiệm đi chùa Ngọc Hoàng - Cổ tự "cầu gì được nấy"
Thời điểm đông người đến chùa nhất là Tết, mùng 1 hoặc 15 hàng tháng
Thời điểm đông người đến chùa nhất là Tết, mùng 1 hoặc 15 hàng tháng

Nếu bạn là một người thích sự yên bình, thanh tịnh thì hãy đến chùa Trấn Quốc vào những ngày bình thường trong năm. Lúc này ít người đến chùa nên bạn cũng sẽ có nhiều không gian, thời gian để đi ngắm cảnh, cầu nguyện một cách thành tâm nhất.

Nếu ai thích yên tĩnh thì đến chùa vào những ngày bình thường trong năm
Nếu ai thích yên tĩnh thì đến chùa vào những ngày bình thường trong năm

4. Kiến trúc Phật giáo đẹp nhất thế giới của chùa Trấn Quốc

Dưới bàn tay của con người Việt Nam, chùa Trấn Quốc được xây dựng lên với những kiến trúc vô cùng độc đáo. Năm 2016, địa danh này được báo Daily Mail bình chọn là một trong số 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Năm 2107, chùa tiếp tục vinh dự được trang web Wanderlust xếp vào vị trí thứ ba trong số 10 ngôi chùa đẹp vì hài hòa với môi trường xung quanh. Cuối cùng vào năm 2019, chùa tiếp tục được góp mặt trong danh sách những ngôi chùa Phật giáo có kiến trúc đẹp nhất thế giới do tạp chí National Geographic bình chọn.

Kiến trúc Phật giáo đẹp nhất thế giới của chùa Trấn Quốc
Kiến trúc Phật giáo đẹp nhất thế giới của chùa Trấn Quốc

Được biết, chùa Trấn Quốc có tổng diện tích lên đến 3000m2, bao gồm Tiền đường, Nhà Thiêu hương và Thượng điện. Ngoài ra, Bảo tháp hay còn gọi là Cửu phẩm liên hoa cũng chính là công trình được nhận xét là độc đáo nhất tại đây.

chùa Trấn Quốc có tổng diện tích lên đến 3000m2
Chùa Trấn Quốc có tổng diện tích lên đến 3000m2

4.1. Bảo tháp trong chùa Trấn Quốc

Bảo Tháp lục độ đài sen là công trình kiến trúc được nhiều người tìm đến check-in nhiều nhất hiện nay. Tháp cao 11 tầng, có diện tích khoảng 10.5m2.  Ngắm nhìn tháp một cách tổng thể bạn có thể nhìn thấy trong bảo tháp có thờ tượng phật A Di Đà được làm bằng đá quý. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng thêm 66 pho tượng khác trong bảo tháp. Bên trên tòa tháp còn được đúc một tòa sen 9 tầng (cửu phẩm liên hoa).

Bảo tháp trong chùa Trấn Quốc
Bảo tháp trong chùa Trấn Quốc

4.2. Nhà Tiền đường trong chùa Trấn Quốc

Nhà Tiền đường tại chùa Trấn Quốc được xây dựng về phía Tây, đằng sau có Nhà Tam đảo, 2 dãy hành lang hai bên của nơi này là nhà thiêu hương và thượng điện. Mọi người đến nhà Tiền đường để thắp hương, cầu nguyện rất nhiều vì bên trong thờ rất nhiều pho tượng, trong đó nổi bật nhất chính là tượng phật Thích Ca Nhập Niết – bức tượng này được chọn trở thành bức tượng Niết đẹp nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Xem Thêm:   Bật mí top 7 quán ăn Hàn Quốc tại Hà Nội "ngon nhức nách"
Một góc nhà Tiền đường
Một góc nhà Tiền đường
Nơi thờ cúng nghiêm trang tại nhà Tiền đường
Nơi thờ cúng nghiêm trang tại nhà Tiền đường

4.3. Thượng điện ở chùa Trấn Quốc

Thượng điện là công trình kiến trúc mà bạn nhất định phải khám phá khi đến chùa Trấn Quốc. Phía sau nó có một gác chuông được xây dựng thành căn nhà 3 gian mang đậm nét cổ kính thời xưa. Nhìn sang bên phải gác chuông bạn sẽ thấy nhà thờ tổ, bên phải là 14 tấm bia có khắc những bài thơ của những vị tiến sĩ nổi tiếng thời đó.

Thượng điện ở chùa Trấn Quốc
Thượng điện ở chùa Trấn Quốc

4.4. Cây bồ đề nơi Phật Thích Ca ngồi hành đạo trong chùa Trấn Quốc

Cây bồ đề này nằm ở đường các bạn đi ra, nhìn sang tay trái là thấy ngay nhé! Được biết cây bồ đề này từng được Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ. Không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, cây bồ đề này còn rất linh thiêng. Nhiều người đến đây để cầu nguyện mong bản thân và những người thân xung quanh được bình an, hạnh phúc, giàu trí tuệ, giàu lòng nhân ái,…

Cây bồ đề nơi Phật Thích Ca ngồi hành đạo trong chùa Trấn Quốc
Cây bồ đề nơi Phật Thích Ca ngồi hành đạo trong chùa Trấn Quốc

5. Kinh nghiệm dâng lễ, văn khấn khi đến chùa Trấn Quốc

5.1. Sắm lễ dâng lên chùa Trấn Quốc

Việc sắm lễ như thế nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người, quan trọng nhất khi đến chùa cầu nguyện vẫn là tấm lòng thành tâm của mình. Khi đến chùa Trấn Quốc bạn có thể dâng mâm lễ mặn gồm chả, giò, thịt, rượu,… cho ban Đức Ông; Mâm lễ chay có trầu cau, quả chín, hoa, nến, vàng mã,… cho bàn thờ Tam Bảo. Và cuối cùng là dâng lễ ở nhà thờ Tổ. Mỗi ban thắp 3 nén hương rồi thành tâm khấn.

Sắm lễ dâng lên chùa Trấn Quốc
Sắm lễ dâng lên chùa Trấn Quốc

5.2. Văn khấn chùa Trấn Quốc

Vào mỗi dịp Tết, mùng 1 hoặc 15 hàng tháng, người dân khắp nơi lại về chùa Trần Quốc để thắp hương, dâng lễ. Để cho mọi ước nguyện được thành sự thật thì chắc chắn bạn cần phải có bài văn khấn chùa Trần Quốc để thể hiện tấm lòng thành khẩn. Các bài văn khấn phổ biến tại chùa là: văn khấn ban Tam Bảo, văn khấn Đức Ông, văn khấn Phật Bà Quan Âm, văn khấn cầu siêu, văn khấn cầu an,… Khi đến chùa bạn có thể bỏ tiền lẻ vào hòm công đức để Phật Thánh chứng tâm, chứng lễ.

Xem Thêm:   8 điều nên tránh để không tốn tiền khi ở khách sạn
Văn khấn chùa Trấn Quốc
Văn khấn chùa Trấn Quốc

6. Thưởng thức đặc sản gần chùa Trấn Quốc

Xung quanh chùa Trấn Quốc có rất nhiều món đặc sản của Hà Nội như: phở, bún chả, bún cá, bánh mỳ,… OneTV sẽ gợi ý cho bạn một số nhà hàng ngon gần chùa như sau:

Chân Gà Nướng Thụy Khuê: 4 Thụy Khuê, Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Lẩu Đức Trọc: 15 Phố Yên Phụ, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

Bún đậu Cây Đa: 235b Thụy Khuê, Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Bún bò Huế O Uông: 546 Lạc Long Quân, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Thưởng thức đặc sản gần chùa Trần Quốc
Thưởng thức đặc sản gần chùa Trần Quốc

7. Lưu trú khi đến chùa Trấn Quốc

Ưu điểm của chùa Trấn Quốc đó chính là nằm ở vị trí tấp nập nhất thủ đô Hà Nội nên bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một khách sạn để nghỉ ngơi. Một số khách sạn được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay đó là:

Pan Pacific Hanoi: phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Sheraton Hanoi Hotel: K5 Nghi Tam, 11 Xuân Diệu, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

Fraser Suites Hanoi: 51 Xuân Diệu, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

The Hanoi Club Hotel & Residences: phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

InterContinental Hanoi Westlake: 5 Từ Hoa, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Lưu trú khi đến chùa Trấn Quốc
Lưu trú khi đến chùa Trấn Quốc

8. Những lưu ý khi đến chùa Trấn Quốc

Khi đến chùa Trấn Quốc hãy ăn mặc kín đáo, lịch sự. Nói chuyện nhỏ nhẹ, không sử dụng từ ngữ chửi thể.

Hãy giữ gìn vệ sinh chung, cấm hành động hái hoa bẻ cành, dẫm đạp lên các đồ vật tại chùa.

Chùa Trấn Quốc là nơi có đông người qua lại nhất là vào dịp lễ nên các bạn đến đây nhớ chú ý bảo vệ tài sản cá nhân.

Về phần mâm lễ dâng lên các ban, các bạn có thể tùy vào điều kiện kinh tế của mình để sắm lễ phù hợp, quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của các bạn.

Những lưu ý khi đến chùa Trấn Quốc
Những lưu ý khi đến chùa Trấn Quốc

Trên đây là những kinh nghiệm đi tham quan, dâng hương, cầu nguyện tại chùa Trấn Quốc mà OneTV muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng bài viết này sẽ giúp được mọi người thật nhiều.

Nguồn : https://saodaily.com/353-kham-pha-chua-tran-quoc-d16779.html

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *