Phim cách nhiệt được xem là giải pháp chống nóng và tiết kiệm điện năng tối ưu nhất hiện nay. Nhưng sự thật có phải như vậy không? Cùng kiểm chứng qua bài viết sau.

Vào mùa hè, tia bức xạ UV cao hơn bình thường, xuyên qua cửa kính và chiếu thẳng vào nhà làm tăng nhiệt độ phòng cao hơn. Do đó, việc dán phim cách nhiệt để chống nóng đã không còn xa lạ gì đối với các nhà cao tầng, trung tâm thương mại, văn phòng làm việc,…Hãy tìm hiểu thêm về phim cách nhiệt qua bài viết dưới đây.

Phim cách nhiệt là gì?

Phim cách nhiệt là gì?

Phim cách nhiệt là một tấm màng nhựa polyester mỏng được phủ lên nhiều lớp với các chất liệu khác nhau như: men gốm, kim loại, carbon,… có tác dụng hấp thu hoặc phản xạ sức nóng của mặt trời thông qua các công nghệ nano, công nghệ lai, công nghệ phún xạ kim loại,…

Trên tấm phim cách nhiệt có sẵn lớp keo dính cực mỏng và trong suốt, giúp người dùng dễ dàng đính lên mặt trong cửa kính của các tòa nhà, văn phòng hay cửa ô tô,… để hạ nhiệt và cản bớt tia bức xạ UV chiếu vào.

Phim cách nhiệt là một tấm màng nhựa polyester mỏng được phủ lên nhiều lớpPhim cách nhiệt là một tấm màng nhựa polyester mỏng được phủ lên nhiều lớp

Nguyên lý hoạt động của phim cách nhiệt

Tất cả các loại phim cách nhiệt đều hoạt động dựa trên một số cơ chế cản nhiệt cơ bản như sau:

  • Cơ chế hấp thụ nhiệt
  • Cơ chế bức xạ nhiệt
  • Cơ chế phản xạ nhiệt
Xem Thêm:   Review Hometown Cha Cha Cha - Phim tình cảm đạt rating khủng

Nguyên lý hoạt động của phim cách nhiệtNguyên lý hoạt động của phim cách nhiệt

Các loại phim cách nhiệt khác nhau ở chỗ công nghệ sử dụng trên loại phim đó, nên có khả năng ngăn cản nhiệt hay tia UV theo từng cách khác nhau. Cơ bản là phim cách nhiệt được chia thành các dòng sau:

Phim hấp thụ năng lượng: Phim sử dụng công nghệ Dyed (phim nhuộm) nên nó có màu đen của carbon. Phim hấp thu nhiệt lên kính, khiến tấm kính nóng lên, phía ngoài có thêm 1 lớp phát xạ thấp để ngăn chặn phần nhiệt lượng tỏa ra từ ngoài vào trong và ngăn sự thất thoát nhiệt ra bên ngoài.

Phim phản xạ năng lượng: Phim được phủ một lớp màng kim loại dạng phân tử trên nó, cản nhiệt bằng cách phản xạ lại sức nóng của ánh nắng mà không hấp thu nhiệt lên kính như các dòng phim khác. Tất cả tia UV, tia Hồng ngoại, ánh sáng đều được phản xạ trở lại môi trường.

Phim chọn lọc quang phổ:Phim vừa hấp thu vừa phản xạ năng lượng mặt trời. Phim chọn lọc quang phổ sử dụng vật liệu tráng phủ là những hợp chất hoặc vật chất có khả năng chọn lọc quang phổ của ánh sáng mặt trời đảm bảo ngăn cản 100% tia UV và hơn 90% tia hồng ngoại.

Các loại phim cách nhiệtCác loại phim cách nhiệt

Giá thành của phim cách nhiệt

Bạn có thể tìm mua phim cách nhiệt chống nóng tại các cửa hàng phụ kiện xe ô tô, cửa hàng trang trí nội thất,… hoặc đặt mua online trên các sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki với giá bán khoảng 200.000 – 600.000 đồng/mét vuông tùy theo từng loại phim.

Xem Thêm:   13 phim kinh dị Mỹ rùng rợn hay và mới nhất, nhất định phải xem

Giá thành của phim cách nhiệtGiá thành của phim cách nhiệt

Dán phim cách nhiệt lên kính có chống nóng hiệu quả không?

Dán phim cách nhiệt lên cửa kính giúp làm giảm từ 30 – 90% nhiệt lượng và tia UV, tia hồng ngoại chiếu vào nhà bạn nên không gian trong nhà luôn mát mẻ, dễ chịu, góp phần bảo vệ da, mắt và sức khỏe cho gia đình bạn.

Bên cạnh đó, phim cách nhiệt còn có thể chống chói, cản bớt đi một phần ánh sáng trực tiếp vào nhà bạn giúp bạn êm dịu mắt hơn.

Đồng thời, nội thất bên trong nhà bạn cũng được bảo vệ tốt hơn, giảm đi mức độ hư hao và tăng tuổi thọ cho chúng.

Quan trọng nhất là phim cách nhiệt giúp bạn tiết kiệm điện năng tiêu thụ theo nguyên lý hoạt động phản xạ nhiệt từ bên ngoài và giữ lại khí mát ở bên trong, giúp bạn tiết kiệm được nhiều nhiên liệu hơn trong quá trình sử dụng máy lạnh.

Dán phim cách nhiệt lên kính có chống nóng hiệu quả không?Dán phim cách nhiệt lên kính có chống nóng hiệu quả không?

Trên đây là những chia sẻ về phim cách nhiệt lên nhà kính mà OneTV muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết khác từ OneTV nhé.

OneTV

About The Author