Sự kiện diễn ra từ ngày 29/4 đến 1/5, dự kiến hút hơn 100.000 người, mở cửa tự do. Điểm nhấn là hoạt động giới thiệu hơn 20 loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng ba miền như múa bóng rỗi, đờn ca tài tử, múa Khmer Nam Bộ, xòe Thái.

Chương trình trở lại sau lần đầu tổ chức năm 2019, do nghệ sĩ Vương Duy Biên đạo diễn, quy tụ hàng trăm nghệ sĩ. Công chúng sẽ được giao lưu, trực tiếp trải nghiệm các bộ môn cùng nghệ nhân, nghệ sĩ.

Hai tài năng nhí biểu diễn múa trống Chhay - dăm

 
 
Hai tài năng nhí biểu diễn múa trống Chhay – dăm

Hai tài năng nhí biểu diễn múa trống Chhay-dăm tại buổi giới thiệu sự kiện, ngày 21/4 ở TP HCM. Video: Tân Cao

Tại buổi giới thiệu các hoạt động thuộc liên hoan, ông Trần Văn Xén – truyền nhân duy nhất môn nghệ thuật múa trống Chhay-dăm – nói: “Tôi mong sẽ có cơ hội giới thiệu đến mọi người nhiều hơn về loại hình nghệ thuật từng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tỉnh Tây Ninh”.

Nghệ nhân Trần Văn Xén (phải) thuộc bộ môn Múa trống Chhay-dăm đến từ Tây Ninh và nghệ nhân mặt nạ thời gian Bùi Quý Phong đến từ Quảng Nam tại sự kiện ngày 21/4 ở TP HCM. Ảnh: Kiều Anh Kiệt

Nghệ nhân Trần Văn Xén (phải) thuộc bộ môn múa trống Chhay-dăm đến từ Tây Ninh và nghệ nhân vẽ mặt nạ thời gian Bùi Quý Phong đến từ Quảng Nam dự sự kiện. Ảnh: Kiều Anh Kiệt

Bà Lưu Thị Hồng Diễm, biên kịch kiêm tác giả chương trình cho biết suốt thời gian diễn ra liên hoan, dọc đường Nguyễn Huệ sẽ có ba sân khấu lớn mô phỏng nét đặc trưng văn hóa ba miền – nơi các nghệ sĩ trình diễn. Theo đó, sân khấu Bắc Bộ sẽ lấy cảm hứng từ cờ hội, áo tứ thân. Màu nâu được dùng chủ đạo cho miền Trung, với hình ảnh thuyền thúng, lưới đánh cá. Khu vực Nam Bộ sẽ được dựng với hình ảnh đồng lúa, sông rạch uốn lượn, mái chèo, trái cây bốn mùa. Tại lễ khai mạc ngày 29/4, các tiết mục Cò lả, Thị Mầu, dàn dựngkết hợp yếu tố truyền thống, hiện đại là điểm nhấn.

Xem Thêm:   'Cha mẹ nên đọc sách cùng con'

Ngoài không gian sân khấu, 17 trò chơi dân gian như ô ăn quan, nhảy dây, lò cò, banh đũa, cướp cờ, kéo mo cau, cũng sẽ được tái hiện trên phố. Mỗi khu vực sẽ có phần giới thiệu khái quát bằng tiếng Việt và Anh, để du khách nước ngoài đến tìm hiểu, trải nghiệm. Liên hoan còn dành một không gian để trưng bày các nhạc cụ dân tộc, do một nhóm sinh viên trực tiếp đứng giới thiệu, hướng dẫn khách tham quan chơi.

Ông Bùi Xuân Đức, Trưởng phòng tổ chức lễ và sự kiện, Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM cho biết liên hoan nhằm bảo tồn, gìn giữ văn hóa nghệ thuật dân gian, khuyến khích những người trẻ tìm hiểu giá trị tốt đẹp của dân tộc, tăng cường sự đoàn kết, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, kết nối bạn bè thế giới.

Tân Cao

Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/bieu-dien-20-loai-hinh-nghe-thuat-dan-gian-tren-pho-nguyen-hue-4596738.html

About The Author