Trong cuộc tọa đàm ngày 22/4 tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1, TP HCM, nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa, Thủy Nguyên và Phát Dương trao đổi về việc dạy trẻ đọc sách.

Từ phải qua: Nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa, Thủy Nguyên và Phát Dương trong chương trình về văn học thiếu nhi hôm 22/4 tại Đường sách Nguyễn Văn Bình (Quận 1, TP HCM). Ảnh: Quế Chi

Từ phải qua: Nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa, Thủy Nguyên và Phát Dương trong chương trình về văn học thiếu nhi hôm 22/4 tại Đường sách Nguyễn Văn Bình. Ảnh: Quế Chi

Nhà văn Thủy Nguyên nói tư duy của trẻ nhỏ hình thành từ những trải nghiệm và sự tưởng tượng. Để chọn được đầu sách phù hợp với các bé, phụ huynh cần đọc trước cho các con nghe một vài đoạn trích, từ đó kích thích sự quan tâm của trẻ.

Cha mẹ nên là người theo sát con cái trong việc phát triển khả năng bản thân. Theo Phát Dương, gia đình có nhiệm vụ động viên các em nâng cao sự sáng tạo, hình thành tư duy. Phụ huynh cần gần gũi, tâm sự cùng con, không nên tạo cảm giác thăm dò để trẻ thoải mái kể chuyện.

“Hiện nay, nhiều sách văn học được thiết kế bắt mắt, trực quan sinh động trên các nền tảng kỹ thuật số. Với sự phát triển của ứng dụng sách nói hay e-book, trẻ được học về công nghệ thông tin, vừa tìm được nhiều đầu sách thú vị”, Phát Dương cho biết.

Văn học thiếu nhi dưới góc nhìn tác giả trẻ

 
 
Văn học thiếu nhi dưới góc nhìn tác giả trẻ

Kim Hòa nói về nguồn cảm hứng sáng tác các truyện ngắn trong tập sách mới nhất “Vương quốc ngộ nghĩnh”. Video: Quế Chi

Trong ba tác giả, Kim Hòa là người gắn bó với văn học thiếu nhi 17 năm. Nhà văn nói về tầm quan trọng của gia đình trong việc tôn trọng sở thích cá nhân của các con. Theo chị, phụ huynh không nên bắt con em đọc sách, chỉ nên khuyến khích trẻ tìm thấy niềm vui cùng con chữ bên cạnh các mối quan tâm khác như chơi trò chơi điện tử, vẽ tranh, đá bóng. “Phụ huynh phải trang bị kỹ năng kể chuyện để cùng các con tâm sự, trải nghiệm cuộc sống”, tác giả nói.

Xem Thêm:   Hậu trường 'Bao Thanh Thiên' 1993

Buổi tọa đàm thuộc khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ hai tại TP HCM.

Nguyễn Thị Kim Hòa sinh năm 1984, bị liệt tay phải và nửa tay trái sau cơn sốt cao khi lên hai tuổi. Với nửa tay trái, chị vẫn học hết cấp ba và tốt nghiệp cao đẳng. Hiện, tác giả in 15 đầu sách, trong đó có bảy cuốn cho thiếu nhi. Chị từng đoạt giải nhiều cuộc thi viết dành cho thiếu nhi trong nước. Năm 2015, Kim Hòa nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ, được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 20 phụ nữ Việt Nam truyền cảm hứng năm 2021.

Thủy Nguyên sinh năm 1988, hiện sống và làm việc tại TP HCM. Cô là Thạc sĩ ngành Văn hóa học, biên soạn cuốn Thiện và Ác và Cổ tích, tác phẩm gồm 16 truyện trong kho tàng truyện cổ Việt Nam năm 2019. Một năm sau, cô ra mắt bộ ba sách Câu chuyện dòng sông gồm Người mẹ sông Hồng, Em gái sông Hương, Chàng trai Cửu Long giới thiệu văn hóa ba miền Bắc – Trung – Nam cho thiếu nhi.

Phát Dương (tên thật Dương Thành Phát) sinh năm 1995, là hội viên Hội Nhà văn thành phố Cần Thơ. Anh xuất bản ba tập truyện ngắn gồm Tự nhiên say (2018), Mở mắt mà mơ, Bộ móng tay màu đỏ (2020). Nhà văn từng đoạt giải nhì truyện ngắn cuộc thi Bút ký và truyện ngắn của Tạp chí Cửa Việt giai đoạn 2018 – 2019, giải tư cuộc thi Một nửa làm đầy thế giới do Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2019.

Xem Thêm:   Con trai Arnold Schwarzenegger áp lực khi nối nghiệp cha

Ngày sách Việt Nam được tổ chức lần đầu năm 2014. Ba năm sau, Chính phủ đổi tên thành Ngày sách và Văn hóa đọc. Năm 2022, sự kiện được tổ chức trên cả nước sau hai năm trì hoãn vì dịch. Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của sách đối với nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển phong trào đọc sách.

Quế Chi

Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/cha-me-nen-doc-sach-cung-con-4597265.html

About The Author