Chùa Hà nổi tiếng linh thiêng trong chuyện cầu duyên. Hàng năm, các bạn trẻ, các cặp đôi yêu nhau tìm đến đây với mong muốn gặp được người mình yêu, hôn nhân mãi hạnh phúc. Trong bài viết này, OneTV sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm mua hương, sắm lễ, văn khấn một cách chi tiết nhất.

Dựa vào trải nghiệm cá nhân và review của các du khách khác trên các website, fanpage… OneTV tổng hợp giúp bạn kinh nghiệm cầu duyên Chùa hà chi tiết nhất 2023 với các hướng dẫn di chuyển, kinh nghiệm sắm lễ, lưu ý khi đi cầu duyên để chuyến đi của bạn hoàn hảo nhất: 

1. Chùa Hà ở đâu?

Địa chỉ: phố Chùa Hà, thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

Chùa Hà nằm trên con phố tấp nập nhất nhì thủ đô Hà Nội nên rất dễ tìm đường để đến đây. Được biết, chùa còn có tên gọi khác là Thánh Đức Tự, nơi đây được xây dựng vào cuối thời Lê tức khoảng những năm 900 sau công nguyên. Ngoài đến đây vãn cảnh thì mọi người chủ yếu đến ngôi chùa ở Hà Nội này để cầu duyên.

>> Xem thêm: Top 7 chùa ở Hà Nội linh thiêng, thích hợp đi lễ đầu xuân năm mới

Phía trước cổng chùa Hà
Phía trước cổng chùa Hà

2. Giới thiệu đôi nét về chùa Hà

2.1. Chùa Hà có công trình kiến trúc độc đáo

Khi đến chùa Hà, du khách nhất định phải dành chút thời gian của mình để cảm nhận không khí trong lành, thanh tịnh. Xung quanh chùa có rất nhiều cây xanh, cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm, hồ bát nguyệt,… vô cùng đẹp mắt.

Bên trong chùa Hà rộng lớn
Bên trong chùa Hà rộng lớn
Hồ bán nguyệt tại chùa Hà
Hồ bán nguyệt tại chùa Hà

Nói về kiến trúc của chùa Hà thì ai nấy cũng đều khen ngợi hết lời. Tam quan chùa Hà được thiết kế 2 tầng, có cầu thang đi lên từ phía tay trái. Nếu như ở tầng dưới được xây dựng với không gian rộng lớn, thoáng mát, được chia làm ba gian với 12 cột trụ xây nổi trên mặt tường thì trên tầng 2 lại được xây dựng kiểu chồng diêm vô cùng độc đáo. Tại tầng 2 này, chùa cũng có một chiếc chuông đồng Thánh Đức tự chung niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7 (1799).

Xem Thêm:   Top 9 homestay Huế view đẹp, giá rẻ, gần trung tâm uy tín nhất
cau-duyen-o-chua-ha-cong

Hiện nay, chùa Hà có 5 gian, tiền đường, thương điện và Tam bảo có kết cấu hình chữ “Điền”. Tòa Phật điện được chia thành các lớp từ cao xuống thấp, trong đó, cao nhất là 3 pho Tam Thế thường trụ diệu pháp thân. Lớp thứ hai có tượng A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Và lớp thấp nhất là tượng A Nan Đà, Đức Ông.

Hiện nay, chùa Hà có 5 gian
Hiện nay, chùa Hà có 5 gian
Chùa Hà cũng được nhiều bạn trẻ đến check-in
Chùa Hà cũng được nhiều bạn trẻ đến check-in

2.2. Chùa Hà có nhiều lễ hội lớn

Nhắc đến ngôi chùa có nhiều lễ hội nhất năm tại Hà Nội thì không thể không kể đến chùa Hà. Trong lễ hội thường diễn ra nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa của dân tộc ta như: dâng hương, dâng lễ, tổ chức các trò chơi đánh cờ người, đánh đu, kéo co, hát cửa đình, múa sư tử … nhằm cầu phúc, tiền tài, bình an, mưa thuận gió hòa cho người dân.

Chùa Hà có nhiều lễ hội lớn trong năm
Chùa Hà có nhiều lễ hội lớn trong năm

Một số lễ hội bạn có thể tham khảo như: Kỷ niệm Thành hoàng Triệu Chí Thành (ngày 11/1 Âm lịch); Kỷ niệm ngày hóa của Thành hoàng (12/8 Âm lịch); Ngày vào đám cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa,… (12/2 Âm lịch),…

tong-hop-cac-le-hoi-o-ha-noi-dac-sac-nhat-601b691d11130

3. Đi chùa Hà cầu duyên có linh thiêng hay không?

Chùa Hà cầu duyên có linh thiêng hay không chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt với những bạn trẻ đang cô đơn, những người đang gặp khó khăn trong tình yêu hay những cặp vợ chồng. Được biết, chùa Hà không phải là nơi thờ Ông Tơ Bà Nguyệt nhưng lại nổi tiếng khắp cả nước vì linh thiêng trong vấn đề cầu duyên.

>> Xem thêm: Chuyện tâm linh không thể đùa: Cô gái đầu năm đi Chùa Hà mua 1kg muối dâng lễ, cuối năm cưới chồng

Mọi người đi cầu duyên đầu năm
Mọi người đi cầu duyên đầu năm

Theo chia sẻ của những người đã từng đến chùa Hà cầu duyên thì thời gian cầu nguyện linh thiêng nhất là khoảng từ sau 30 ngày đến nửa năm. Lúc này những ai chưa có người yêu thì sẽ tìm được nửa kia phù hợp, các cặp đôi đã chia tay nhưng tình chưa dứt, tìm về chùa Hà lại quay về yên bình bên nhau. Tuy chùa Hà nổi tiếng về cầu duyên nhưng các bạn cũng nên nhớ một điều rằng chuyện tình cảm không phải cứ cầu là được mà cần đợi duyên của bản thân vừa tới thì cầu mới được.

Các bạn trẻ đến chùa Hà cầu duyên
Các bạn trẻ đến chùa Hà cầu duyên

4. Kinh nghiệm khi đi cầu duyên chùa Hà

4.1. Nên đi cầu duyên chùa Hà vào ngày nào?

Vào ngày bình thường, chùa sẽ đóng cửa lúc 18h00. Tuy nhiên, những ngày lễ Tết, ngày rằm hoặc mùng 1 thì chùa sẽ mở cửa với thời gian muộn hơn để người dân có thể kịp tới hành lễ. Những bạn ở xa đến thì nên chú ý thời gian để không bị lỡ kế hoạch của mình nhé!

Xem Thêm:   Thôn 13 Đà Lạt – Thung lũng mang nét đẹp làng quê Thuỵ Sĩ, thích hợp để chill vào dịp cuối tuần

Còn về ngày thích hợp để đi cầu duyên tại chùa Hà thì bạn nên chọn những ngày vắng khách du lịch vì khi đó bạn không phải chen nhau, không gian cũng sẽ thanh tịnh từ đó giúp bạn cầu nguyện được tốt hơn (sau rằm tháng giêng hoặc sang tháng 2 là thích hợp nhất).

chua-ha-Sau rằm tháng giêng hoặc sang tháng 2 là thích hợp nhất để đi cầu duyên
Sau rằm tháng giêng hoặc sang tháng 2 là thích hợp nhất để đi cầu duyên

4.2. Mâm lễ mang đến cầu duyên tại chùa Hà

Mâm lễ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với những ai muốn đến chùa Hà để cầu duyên. Theo những người từng đến đây cầu duyên thành công chia sẻ, nâm lễ sẽ có 3 mâm, bao gồm:

Mâm lễ tại ban Tam Bảo: Bạn cần chuẩn bị hương, hoa tươi, bánh kẹo, nến, hoa quả tươi, sớ ban Tam Bảo. Vì nơi đây thờ Phật nên hãy nhớ tuyệt đối không mang các loại thịt, rượu và tiền vàng đến.

Mâm lễ tại ban Đức Ông: Khác với mâm lẽ tại ban Tam Bảo thì tại đây bạn có thể chuẩn bị  tiền vàng, rượu, chè, thuốc, đồ mặn, sớ ban Đức Ông.

3 nâm lễ khi đến chùa Hà cầu duyên
3 nâm lễ khi đến chùa Hà cầu duyên

Mâm lễ tại ban thờ Mẫu: Hoa tươi (5 bông hồng), tiền vàng, trầu cau, bánh kẹo, tiền lẻ. Quan trọng nhất là phần viết sớ, khi viết xong rồi thì hãy cẩn thận đặt vào mâm lễ và cầu nguyện thành tâm nhé!

4.3. Thực hiện đúng quy trình lễ khấn

Cầu duyên tại chùa Hà muốn được như ước nguyện thì bạn nên thực hiện theo đúng quy trình. 3 mâm lễ được chuẩn bị nên để riêng ra để tránh trường hợp lấy lộn. Đầu tiên bạn sẽ dâng ban Tam bảo trước để cầu bình an, sau đó đến bàn thờ Đức Ông cầu tài lộc và cuối cùng là đến Điện thờ Mẫu để cầu tình duyên.

Mỗi ban thắp 1 nén hương sau đó đừng quên vái 3 cái. Cuối cùng, bạn vái hai Đức Hộ Pháp và hai vị Thập Nhị Diêm Vương ở hai bên 3 vái. Nếu bạn mang theo tiền lẻ thì nhớ bỏ vào hòm công đức tại chùa nữa nhé!

Thực hiện đúng quy trình lễ khấn
Thực hiện đúng quy trình lễ khấn

4.4. Bài khấn cầu duyên chi tiết nhất tại chùa Hà

Dù là bài khấn ở chùa nào thì cũng phải đảm bảo đầy đủ  5 điều bào gồm: tạ, sám hối, hứa, xin và lễ. Để bắt đầu bài khấn bạn cần phải bỏ giày dép, quỳ trước ban thờ Mẫu. Hai tai chắp phía trước và mắt nhìn về phía ban thờ Mẫu rồi tiến hành khấn theo bài khấn mẫu.

Xem Thêm:   Những cổ trấn nổi tiếng ở Trung Quốc thu phí du khách
chua-ha-6-1

Cụ thể, bài văn khấn cầu duyên tại chùa Hà như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là:… Sinh ngày:… (Âm lịch) Trú tại:…

Hôm nay ngày… (Âm lịch), con đến Thánh Đức Tự thành kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (tạ).

Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho (sám hối).

Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn, nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác (hứa).

Cầu xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện, cho con gặp được người có tâm có đức, có tài có chí, tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng (hoặc cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn, vui trong cuộc sống này).

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Cẩn cáo! (vái 3 vái)”

Khi cầu duyên bạn nhất định phải thành tâm thì mọi chuyện mới như ý nguyện
Khi cầu duyên bạn nhất định phải thành tâm thì mọi chuyện mới như ý nguyện

5. Những lưu ý cần nhớ khi đi cầu duyên chùa Hà

Để cầu được ước thấy bạn cần phải dâng hương, dâng lễ cẩn thận, thành tâm cầu xin.

Nếu bạn đang là sinh viên hoặc không có điều kiện về kinh tế thì không cần cầu kỳ nhiều về mâm mễ, điều quan trọng nhất vẫn là nên thành tâm.

Đến cầu duyên ở chùa Hà bạn cũng phải ăn mặc phù hợp, chọn những trang phục kín đáo vì đây là chốn linh thiêng. Chú ý lời nói của mình, không nói to, không nói ra ra những lời chửi thề, thô tục.

Khi khấn vái nên để giày dép bên ngoài, khấn vái nên nhỏ tiếng. Quan trọng nhất đó chính là bạn phải xác định cầu duyên để gặp được người phù hợp nhất với mình chứ không phải cầu có người yêu cho xong.

Những lưu ý cần nhớ khi đi chùa Hà cầu duyên
Những lưu ý cần nhớ khi đi chùa Hà cầu duyên

Trên đây là kinh nghiệm dâng hương, dâng lễ, bài cúng mà những ai đang có ý định đi chùa Hà cầu duyên có thể tham khảo.

Nguồn : https://saodaily.com/353-kinh-nghiem-cau-duyen-chua-ha-d16766.html

About The Author