Phòng trưng bày có diện tích khoảng 80 m2, khai trương hôm 22/4 tại tòa nhà Thái Hà Books (quận 12), trưng bày các sách niên đại từ thế kỷ 16 đến 19.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – chủ tịch công ty sách – cho biết bộ sưu tập là thành quả hơn 16 năm qua của ông và đơn vị, mục đích lưu trữ và giới thiệu đến công chúng những đầu sách, tư liệu quý. Sự kiện nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần hai – diễn ra từ ngày 19 đến 23/4 tại TP HCM.

Bộ sách Những người khốn khổ có niên đại từ năm 1862. Ảnh: Nga Hà

Bộ sách “Những người khốn khổ” phát hành năm 1862. Ảnh: Nga Hà

Hơn 50 tư liệu được chia thành nhiều nhóm sách. Đại diện cho nhóm về văn hóa bản chữ Nôm và chữ Quốc ngữ có Đại Nam Quốc Sử diễn ca – xuất bản năm 1870, Bích câu – năm 1905, Thành Thái Hoàng đế – năm 1907, Huấn nữ ca – năm 1910, Chinh Phụ Ngâm – năm 1913, Nguyễn Trãi gia huấn ca – năm 1915, Đông Kinh Nghĩa Thục – năm 1937.

Các sách về văn hóa phương Tây gồm Delle Lettere Di M.Clavdio (Những lá thư của M. Clavdio) bằng tiếng Italy – năm 1563, Lettere Del Cardinal Bentivoglio (Tuyển tập các lá thư từ giáo hoàng Bentivoglio) bằng tiếng Italy – năm 1670, The History of The Decline And Fall of The Roman Empire Volume 1 – Volume 2 (Lịch sự suy tàn và sụp đổ của đế chế La Mã tập 1 – tập 2) bằng tiếng Anh, năm 1776 – năm 1781, Paul Forestier (Hài kịch) bằng tiếng Pháp – năm 1868. Bảo tàng cũng giới thiệu nhiều cuốn sách cổ về Phật giáo như bản chép kinh Cúng Phật Nghi, Kinh lá bối (chất liệu dùng để viết kinh Phật thời cổ đại), bộ Kinh Phật gốc Nikaya.

Xem Thêm:   Sao gốc Việt Chung Lệ Đề: 'Chồng không ép tôi mang thai'
Cuốn Phụ nữ theo dòng lịch sử ra đời từ cuối thế kỷ 19. Ảnh: Nga Hà

Cuốn “Phụ nữ theo dòng lịch sử” ra đời từ cuối thế kỷ 19. Ảnh: Nga Hà

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trong thời gian học tập, công tác ở các quốc gia, ông sưu tập được nhiều đầu sách cổ, lưu giữ tại nhà riêng. Mong nhiều người được chiêm ngưỡng bộ sưu tập, ông lên ý tưởng mở bảo tàng, mở cửa miễn phí cho khách tham quan. Không gian còn trưng bày thư pháp, thiền trà với thông điệp “Hơn cả hạnh phúc”, làm nơi giao lưu những người yêu thích sách. Đại diện đơn vị kỳ vọng nhiều tư liệu quý được đóng góp thêm cho bảo tàng. Ngoài ra, một “ATM sách” miễn phí được lắp đặt nơi đây để phục vụ độc giả.

Đại diện đơn vị cho biết công ty dự kiến làm thủ tục xin cấp phép không gian này trở thành bảo tàng tư nhân về trưng bày sách cổ.

Ông

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu không gian trưng bày với khách tham qua. Ảnh: Nga Hà

Ngày sách Việt Nam được tổ chức lần đầu năm 2014. Ba năm sau, Chính phủ đổi tên thành Ngày sách và Văn hóa đọc. Năm 2022, sự kiện được tổ chức trên cả nước sau hai năm trì hoãn vì dịch. Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của sách đối với nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển phong trào đọc sách.

Ngày Sách năm nay diễn ra ở Quốc Tử Giám, Huế, thu hút hơn 1.000 người tham gia ngày khai mạc. Sự kiện quy tụ hơn 30 đơn vị, công ty sách từ ngày 21/4 đến 1/5, mang thông điệp Sách: Nhận thức – Đổi mới – Sáng tạo và Sách cho tôi, cho bạn. Triển lãm Huế xưa và nay trưng bày sách và các tư liệu cổ đang lưu giữ tại địa phương. Ngoài Huế, nhiều hoạt động chào mừng ngày Sách diễn ra khắp cả nước. Hệ thống trường học hưởng ứng nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Các đơn vị xuất bản phát hành ấn phẩm, tổ chức tuần lễ sách, kết hợp với các sàn thương mại điện tử để quảng bá sách.

Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/khong-gian-trung-bay-sach-co-o-tp-hcm-4597433.html

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *