Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần hai diễn ra từ 15/4 đến ngày 1/5 với hàng loạt hoạt động trên cả nước. Dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về những cách thúc đẩy ngành xuất bản và khuyến đọc ở thời đại số.

– Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện Việt Nam có 30% người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc. Ông nhận định gì về văn hóa đọc hiện nay?

– Tôi cho rằng người Việt Nam không đọc ít đi mà đang đọc nhiều hơn. Nhưng họ đọc với nhiều cách, thậm chí không chỉ tự đọc mà còn nghe người máy đọc.

Độc giả đọc sách điện tử, đọc sách mạng, rồi đọc báo, infographic. Do vậy, đọc sách theo cách truyền thống không phải cách duy nhất để tạo ra hay truyền đi cảm xúc. Tôi suy nghĩ nhiều về việc: Sách tiếp tục là sách nhưng có những biến hóa mới phù hợp với thời đại.

Với sự xuất hiện của ChatGPT, người ta có thể đặt câu hỏi về những vấn đề họ quan tâm rồi đọc câu trả lời. Trong những câu trả lời đó, nếu chọn lọc, chắc chắn có nhiều tri thức từ sách. Vậy câu hỏi là: Hành động chúng ta trò chuyện với ChatGPT có phải là đang đọc sách không? Tôi nghĩ câu trả lời “có” hay “không” sẽ quyết định cách chúng ta ứng xử với kiểu đọc mới.

Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ông sẽ dự khai mạc sự kiện Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai diễn ra tại Huế vào chiều 21/4. Ảnh: Phạm Thắng

– Nếu câu trả lời là “có”, theo ông làm cách nào tận dụng lợi thế của AI, các nền tảng công nghệ vào việc kích thích lòng ham mê đọc sách, khi ở Việt Nam đến 70% người sử dụng Internet – theo thống kê của Bộ?

– Đưa sách hoặc thông tin về sách lên môi trường mạng nhiều hơn có thể là một trong những cách giúp các tác phẩm tiếp cận nhiều người. Chẳng hạn, thấy một ý tưởng hay khi trò chuyện với ChatGPT, người ta có thể tò mò, tiếp tục tìm hiểu quyển sách nào liên quan để đọc sâu hơn. Khi đó ChatGPT giống một người giới thiệu sách thay vì “tiêu diệt sách”.

Xem Thêm:   Taylor Swift chia tay bạn trai
Độc giả tham quan đường sách TP HCM - nơi là địa điểm giao lưu văn hóa đọc tại thành phố bảy năm qua. Ảnh: Quỳnh Trần

Độc giả tham quan đường sách TP HCM – nơi là địa điểm giao lưu văn hóa đọc tại thành phố bảy năm qua. Ảnh: Đường sách

Xuất bản, In và Phát hành là ngành kỹ thuật, công nghệ. Trong bối cảnh hiện tại, ngành này phải chuyển mình ra sao để phục vụ nhu cầu đọc?

Công nghệ số của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ được ứng dụng mà còn làm thay đổi căn bản cách sáng tạo ra sản phẩm, cách sản xuất, phương tiện truyền tải và phân phối của ngành xuất bản.

Rất cần xây dựng một nền tảng số làm sách cho các nhà xuất bản, cung cấp các công cụ tự động và thông minh cho người làm sách, từ khâu sáng tác, biên tập, sản xuất, giới thiệu truyền thông và phân phối đa nền tảng, làm ra nhiều phiên bản đa hình tướng của sách. Cần thu thập phản hồi của người đọc, tương tác với họ, để người đọc cũng tham gia vào các công đoạn của sách, phân tích dữ liệu để phục vụ riêng từng khách hàng theo hướng đối tượng, phân tích dữ liệu để phát hiện xu thế. Hợp tác, nhất là hợp tác các công ty công nghệ số, là một trong những lời giải chính cho ngành xuất bản.

Làm xuất bản bây giờ là làm ra nhiều phiên bản của sách phù hợp với mỗi loại nền tảng. Báo chí đã đa nền tảng thì sách cũng phải chuyển đổi đa nền tảng. Cho nên, cũng phải có ít nhất 30% nhân lực của xuất bản thuộc lĩnh vực công nghệ.

Xem Thêm:   Đỗ Bảo: 'Tôi lánh xô bồ để lặng mình viết nhạc'

– Thói quen đọc của nhiều người đang thay đổi, ví dụ đọc dung lượng chữ ngắn hơn, thay vì văn bản dài. Ông nghĩ điều này đặt ra thử thách gì cho ngành xuất bản?

Thử hình dung nếu có phiên bản sách tóm tắt với các tri thức và tư tưởng chính, số trang giảm đi 10-20 lần so với bản gốc. Rồi từ phiên bản tóm tắt này, lượng người tìm đọc sách nguyên bản sẽ nhiều hơn. Phiên bản ngắn có thể do chính tác giả viết, hay do nhà xuất bản thực hiện. AI có thể giúp tóm tắt sách theo yêu cầu, chất lượng chắc cũng tầm 80-90%, người biên tập làm thêm 10-20% còn lại.

Tôi thấy ở thời chuyển đổi số, khi một đơn vị cho ra đời một quyển sách, nên chăng cần phải nghĩ ngay đến các phiên bản của nó: Phiên bản trên Facebook, YouTube, phiên bản trên TikTok, Zalo, phiên bản để Google tìm kiếm và phiên bản để ChatGPT đưa vào hệ tri thức của nó.

Trong một thế giới quá nhiều thông tin, nội dung thông điệp rõ ràng, cô đọng và bổ ích sẽ dễ lên ngôi. Nội dung ngắn có thể thúc đẩy người ta tìm đọc dung lượng dài hơn. Nên xem cái ngắn và cái dài trong một hệ sinh thái bổ trợ nhau.

* Sách tinh gọn nhiều tiềm năng phát triển

Nhìn rộng ra, cần giải quyết các vấn đề cốt lõi nào để phát huy tinh thần đọc sách từ đó phát triển văn hóa đọc?

– Muốn đổi mới, muốn tái tạo thường phải tìm về gốc. Gốc của sách là phương tiện truyền tải. Vì vậy, có các phương tiện truyền tải mới trên môi trường số thì nên dùng. Gốc của viết sách là sáng tạo ra tri thức. Bây giờ có thêm các cách mới để sáng tạo ra tri thức, có công cụ để nhiều người hơn có thể sáng tạo và lan tỏa tri thức. Nhà xuất bản có thể trở thành một nền tảng cung cấp công cụ cho nhiều người viết sách.

Xem Thêm:   Sao 'Stranger Things' đính hôn ở tuổi 19

Gốc để phát triển sách, phát triển xuất bản là có người đọc. Có nhiều người đọc tức là có thị trường. Vậy hãy bắt tay vào khuyến đọc. Nhiều quốc gia có giờ đọc trong trường phổ thông. Những người có uy tín, chính trị gia, doanh nhân, văn nghệ sĩ, người nổi tiếng hãy đọc sách và tham gia giới thiệu sách. Như việc lập lại chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách trên nhiều phương tiện truyền thông như truyền hình, báo.

Xuất bản cũng là kinh doanh và cần phải biết làm thương hiệu, tạo nên sự khác biệt. Kinh doanh thì cần giới thiệu, quảng bá. Các nhà sách đang “nghèo” sẽ khó khăn trong quảng bá. Các nhà mạng viễn thông Việt Nam có thể giúp xuất bản Việt Nam, giúp sách Việt bằng cách mỗi tuần chuyển miễn phí một tin nhắn tới người dân về sách không? Hành động này có thể nhỏ nhưng với sách thì lại là quá lớn.

Thất Sơn thực hiện

Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/bo-truong-nguyen-manh-hung-nguoi-viet-nam-dang-doc-nhieu-hon-4596107.html

About The Author