Theo Wrist Enthusiast, Patek Philippe Reference 96 Quantieme Lune (gọi tắt: Ref 96) sẽ lên sàn đấu giá vào ngày 23/5 tại trụ sở mới của Phillips Hong Kong, khu văn hóa Tây Cửu Long, đánh dấu buổi đấu giá đồng hồ đầu tiên được tổ chức tại đây.

Hôm 17/4, các chuyên gia, trong đó có Aurel Bacs – người điều hành các phiên đấu giá đồng thời là chuyên gia tư vấn đồng hồ tại hãng đấu giá Phillips, cho biết đã định được giá chiếc đồng hồ này ở mức 25 triệu HKD (hơn 3 triệu USD) sau một thời gian dài nghiên cứu.

Đồng hồ Patek Philippe Reference 96 Quantieme Lune của vua Phổ Nghi. Mảng màu trắng và nâu trên mặt số được cho là kết quả của việc Phổ Nghi yêu cầu người hầu mở phần này ra để nghiên cứu. Ảnh: PP

Đồng hồ Patek Philippe Reference 96 Quantieme Lune của vua Phổ Nghi. Mảng màu trắng và nâu trên mặt số được cho là kết quả của việc Phổ Nghi yêu cầu người hầu mở phần này ra để nghiên cứu. Ảnh: PP

Quá trình xác thực nguồn gốc món đồ cho thấy Ref 96 được sản xuất năm 1937 và bán cùng năm thông qua một nhà bán lẻ ở Paris. Tuy nhiên, chưa thể xác minh cách thức vua Phổ Nghi có được chiếc đồng hồ. Thiết kế là mẫu Patek Philippe đầu tiên được trang bị vỏ Calatrava, có chu kỳ mặt trăng và lịch ba chức năng: Hai cửa sổ hiển thị thứ trong tuần và tháng, một kim dài ở giữa hiển thị ngày. Chỉ có tám tác phẩm tương tự, trong đó ba chiếc có cấu hình giống nhau.

Xem Thêm:   Ngoại trưởng Mỹ nghe Mỹ Anh hát jazz

Theo thông tin từ cuộc nghiên cứu, Ref 96 gắn bó với Phổ Nghi trong thời kỳ trị vì Mãn Châu Quốc và 5 năm ông bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ, giam cầm trong trại tù binh ở Siberia. Một đêm trước khi Phổ Nghi được trở về quê hương năm 1950, ông đã tặng đồng hồ cho Georgy Permyakov, bạn thân đồng thời là người phiên dịch tiếng Nga của ông.

Khi nhóm nghiên cứu tại Phillips lần đầu tiên biết về chiếc đồng hồ này vào năm 2019, họ đã rất phấn khích vì độ hiếm và không hề biết nó thuộc về ai. Họ bắt đầu lần theo manh mối của các đồ vật đi kèm, trong đó có quạt giấy màu đỏ khắc chữ, một cuốn sổ ghi chép, ấn bản Luận ngữ của Khổng Tử và một số bức tranh màu nước do anh rể của Phổ Nghi – Quách Bố La Nhuận Kỳ – vẽ.

Quạt giấy màu đỏ khắc bài thơ hoàng đế tặng Permyakov, viết về tình bạn của họ trong những năm tháng khó khăn ở Siberia. Ảnh: Thevalue

Quạt giấy màu đỏ khắc bài thơ hoàng đế tặng Permyakov, viết về tình bạn của họ trong những năm tháng khó khăn ở Siberia. Ảnh: Thevalue

Từ những món đồ này, cả nhóm gồm nhà khoa học, nhà sử học, chuyên gia đồng hồ của Phillips, nhà báo, đã mất ba năm để xác thực nguồn gốc. Quá trình nghiên cứu chia thành ba giai đoạn. Đầu tiên, các vật phẩm được gửi đến Phòng thí nghiệm ArtDiscovery ở London. Các nhà khoa học tại đây đã sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ và kiểm tra bằng kính hiển vi để xác định tuổi của quạt giấy, sổ ghi chép, tranh mực và các đồ vật khác. Phòng thí nghiệm cũng tiến hành phân tích phong cách thư pháp, phong cách trên từng đồ vật, khám phá chữ viết tay của Phổ Nghi và nét vẽ của Quách Bố La Nhuận Kỳ.

Xem Thêm:   Phương Khánh diện váy cưới crop top

Sau đó, hai nhà báo Russell và Nonna Working tới gia đình Georgy Permyakov để phỏng vấn và thu thập thêm những bức ảnh từ đây. Theo SCMP, cả hai từng đến thăm Permyakov ở Khabarovsk, Nga trước khi Permyakov mất năm 2005. Các bức ảnh cũ của gia đình cho thấy sổ ghi chép, quạt giấy và đồng hồ của Phổ Nghi được đặt trên bàn trong căn hộ của Permyakov. Khabarovsk cũng là một trong những nơi nhà vua của Trung Quốc bị bắt giữ. Nơi này hiện có bảo tàng Phổ Nghi, trưng bày ảnh, thư, sách và đồ cá nhân của ông.

Cuốn sổ ghi chép những tâm tư của vua Phổ Nghi. Ảnh: Thevalue

Cuốn sổ ghi chép những tâm tư của vua Phổ Nghi. Ảnh: Thevalue

Cuối cùng, cả đội đến gặp Wang Wenfeng – nhà nghiên cứu của Bảo tàng Cung điện Hoàng gia thời Mãn Châu. Bảo tàng có bộ sưu tập gần 70.000 di vật văn hóa, là cơ sở học thuật duy nhất chuyên nghiên cứu về cuộc đời của Phổ Nghi. Wenfeng có nhiều năm nghiên cứu kỹ lưỡng về cuộc đời hoàng đế cuối cùng. Các văn bản ghi chép qua lời kể của cháu trai Phổ Nghi nêu rõ nhà vua đã tặng chiếc đồng hồ cho Permyakov.

Thông qua các cuộc phỏng vấn của Wenfeng với gia đình và bạn bè của vua Phổ Nghi, nhóm nghiên cứu biết được trong thời gian bị giam cầm ở Siberia, ông đã yêu cầu người hầu cận Li Guoxiong tháo mặt số của đồng hồ ra để xem nó có được làm bằng bạch kim hay không và nghiên cứu chức năng cấu tạo. Sau khi Li Guoxiong mở được một nửa, nhà vua yêu cầu dừng lại. Vệt màu trắng và nâu trên mặt đồng hồ hiện nay được cho là bắt nguồn từ việc này. Những chi tiết này bổ sung đảm bảo cho tính nguyên bản của đồng hồ.

Xem Thêm:   Bùi Công Duy thành Giáo sư danh dự ở Kazakhstan
Bàn làm việc của vua Phổ Nghi được trưng bày trong bảo tàng cùng tên ở Thường Xuân.

Bàn làm việc của vua Phổ Nghi được trưng bày trong bảo tàng cùng tên ở Khabarovsk, Nga. Ảnh: Thevalue

SCMP nhận định cuộc đấu giá đồng hồ của vua Phổ Nghi gây xôn xao trong thế giới nhà nghề và là một trong những phiên được mong đợi nhất năm. Hiện Ref 96 được đưa tới New York, Singapore, London, Đài Bắc và Geneva để trưng bày, trước khi lên sàn.

Phổ Nghi sinh năm 1905, được đặt vào ngôi hoàng đế nhà Thanh khi ba tuổi. Năm 1912, Dân Quốc thành lập, Phổ Nghi bị buộc thoái vị nhưng theo Điều kiện ưu tiên mà hoàng thất nhà Thanh ký với chính phủ Dân Quốc, ông không phải bỏ đế hiệu và tiếp tục sống trong Tử Cấm Thành, sinh hoạt theo nếp cũ.

Sau khi bị đuổi khỏi cung, ông được Nhật Bản dựng lên làm người đứng đầu của nhà nước bù nhìn Mãn Châu quốc. Khi Nhật đầu hàng năm 1945, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ. Năm 1950, Phổ Nghi được Liên Xô trao cho Trung Quốc và nhận đặc xá vào tháng 12/1959. Ông qua đời tại Bắc Kinh năm 1967.

Sao Mai

Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/dong-ho-cua-vua-pho-nghi-uoc-tinh-hon-3-trieu-usd-4594807.html

About The Author